Nhãn hiệu và thương hiệu vẫn luôn là khái niệm khiến nhiều người nhầm lẫn! Để có thể dễ dàng đọc hiểu và phân biệt hai khái niệm này, phía dưới đây KMC sẽ cùng bạn so sánh nhãn hiệu và thương hiệu, giải đáp điểm giống và khác nhau của hai khái niệm này để có thể đưa ra kết luật cũng như giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

So sánh nhãn hiệu và thương hiệu

Điểm giống nhau

  • Cả thương hiệu và nhãn hiệu đều là khái niệm dùng để nhận biết về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó trên thị trường.
  • Đều là sản phẩm hữu hình và có giá trị lợi ích lớn cho chính doanh nghiệp sở hữu nó.

Về bản chất pháp lý

  • Nhãn hiệu (Trademark): Tồn tại dưới dạng tài sản hữu hình được định nghĩa rõ tại Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 (sửa đổi 2022). Đó có thể là từ ngữ, hình ảnh, màu sắc đã được đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Logo “Toyota” trên ô tô hay biểu tượng quả táo cắn dở của Apple đều là nhãn hiệu đã đăng ký.
  • Thương hiệu (Brand): Là tài sản vô hình hình thành qua trải nghiệm khách hàng. Không một văn bản pháp lý nào “cấp giấy chứng nhận” cho uy tín hay sự trung thành của người tiêu dùng. Ví dụ: Unilever – tập đoàn đa quốc gia sở hữu hàng trăm nhãn hiệu như Omo, Sunsilk, nhưng chính niềm tin người tiêu dùng vào chất lượng và trách nhiệm xã hội mới tạo nên thương hiệu Unilever vững mạnh.

Sự khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu

So sánh nhãn hiệu và thương hiệu

Dưới đây là bảng so sánh nhãn hiệu và thương hiệu, cung cấp thông tin chi tiết về sự khác biệt của hai khái niệm nhãn hiệu và thương hiệu:

Tiêu chí

Nhãn hiệu

Thương hiệu

Hình thức Nhãn hiệu phải là những dấu hiệu có thể nhận biết bằng mắt thường. Đó có thể là chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố trên và được thể hiện qua một màu hoặc nhiều màu sắc khác nhau. Thương hiệu là một tài sản vô hình và không thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường như nhãn hiệu. Khi nhắc đến thương hiệu, người ta sẽ liên tưởng đến nhiều yếu tố khác cấu thành lên nó như: chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, bao bì, định hình nhãn hiệu, thái độ phục vụ của người bán hàng, giá cả, cảm nhận khách hàng,…
Tính pháp lý Được bảo hộ bằng văn bản Thương hiệu không được bảo hộ trực tiếp bởi pháp luật.
Thời hạn 10 năm. Chủ sở hữu có thể xin gia hạn bảo hộ nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm. Theo bản chất thương hiệu tồn tại vô thời hạn miễn sao sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu vẫn được người dùng tin tưởng và sử dụng.
Giá trị đo lường Định giá qua chi phí đăng ký, chuyển nhượng Định giá qua lòng trung thành của khách hàng, thị phần
Công cụ xây dựng Đơn đăng ký, văn bằng bảo hộ Chiến lược marketing, trải nghiệm từ khách hàng
Khả năng xâm phạm Thương hiệu không thể bị sao chép, làm giả hay bắt chước vì nó bao hàm cả sự tin tưởng và cách lựa chọn của người tiêu dùng với sản phẩm/ dịch vụ của một thương hiệu nào đó. Nhãn hiệu có khả năng bị xâm phạm cao vì các dấu hiệu hoàn toàn có thể bị sao chép lại nhằm mục đích thu lợi.

 

Mối quan hệ cộng sinh: Vòng đời hoàn chỉnh của thương hiệu và nhãn hiệu

So sánh nhãn hiệu và thương hiệu đã cho bạn cái nhìn cơ bản về sự khác biệt giữa hai khái niệm. Thực tế thì nhãn hiệu và thương hiệu không tồn tại độc lập mà tương tác như hai mặt của đồng xu. Nhãn hiệu và thương hiệu có sự kết nối đồng hành, cùng tiến cùng lùi theo quy trình sau:

  • Giai đoạn khởi nghiệp: Khi doanh nghiệp mới xây dựng, vận hành hoặc xâm nhập thị trường mới, cần đăng ký nhãn hiệu trước tiên (ví dụ: tên sản phẩm, logo). Đây là lá chắn pháp lý ngăn hàng giả và tranh chấp. (Theo WIPO, 95% tranh chấp thương mại tại ASEAN xuất phát từ xung đột nhãn hiệu).
  • Giai đoạn phát triển: Xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi (ví dụ: chính sách bảo hành 5 năm của Panasonic). Uy tín tích lũy trong suốt hành trình xây dựng và phát triển sẽ làm tăng giá trị thương mại của nhãn hiệu, thương hiệu.
  • Giai đoạn bùng nổ: Khi thương hiệu đủ mạnh, việc mở rộng sản phẩm mới dưới cùng nhãn hiệu (ví dụ: Honda từ xe máy sang ô tô) sẽ thuận lợi hơn nhờ “vốn tín nhiệm” sẵn có.

Tại sao cần hiểu rõ sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu?

Hiểu rõ về thương hiệu và nhãn hiệu là điều cần thiết để doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các kiến thức pháp lý, điều kiện pháp lý cho đến xây dựng một chiến lược phát triển thương hiệu, nhãn hiệu thành công.

Bên cạnh đó việc hiểu rõ đặc điểm của thương hiệu và nhãn hiệu giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro như:

  • Mất quyền sử dụng tên: Do đối thủ đăng ký nhãn hiệu trước.
  • Khó xử lý hàng giả: Không có văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp không thể yêu cầu cơ quan chức năng thu giữ hàng vi phạm.
  • Lãng phí ngân sách: Đầu tư quảng cáo xây dựng thương hiệu nhưng không đăng ký nhãn hiệu dẫn đến mất độc quyền khi thành công.

Trên đây KMC đã so sánh nhãn hiệu và thương hiệu một cách chi tiết, giúp bạn có thể ngay lập tức phân biệt được hai khái niệm này. Để chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ một doanh nghiệp mới đầu tiên cần phải tiến hành đăng ký nhãn hiệu ngay từ đầu với chiến lược xây dựng thương hiệu dài hạn. 

Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong việc đăng ký nhãn hiệu, bạn cần một đơn vị chuyên nghiệp tư vấn đồng hành xuyên suốt hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu. Liên hệ ngay cùng KMC để chúng tôi giúp bạn:

  • Tra cứu & đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP
  • Định giá thương hiệu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF)
  • Xây dựng chiến lược thương hiệu đa văn hóa cho thị trường Việt

Hotline tư vấn nhanh trực tiếp bởi những chuyên gia, luật sư đầu ngành tại KMC bạn hãy gọi ngay: +84 91 988 9331.

Xem thêm: Chiến lược thâm nhập thị trường tối ưu dành cho doanh nghiệp FDI!