Chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS trong kế toán là gì mà các doanh nghiệp FDI muốn kinh doanh tốt ở thị trường Việt Nam phải hiểu rõ nó. Đây giúp bạn lập báo cáo tài chính đúng luật mà nó và là cầu nối quan trọng để chuyển đổi sang IFRS – hệ thống chuẩn mực kế toán toàn cầu, được áp dụng tại nhiều quốc gia do Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) phát triển và liên tục được cập nhật để báo cáo với công ty mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích rõ VAS là gì, vai trò của 26 chuẩn mực VAS và tại sao doanh nghiệp FDI cần nắm vững chúng để tránh rủi ro tài chính, pháp lý.

VAS trong kế toán là gì? Các điều doanh nghiệp FDI cần lưu ý

Bạn đừng nhầm lẫn với từ VAS – Value-added Service trong lĩnh vực viễn thông. Trong ngành kế toán, VAS là bộ quy tắc bắt buộc cho mọi doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

Năm 2001, Bộ Tài chính ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS (Vietnam Accounting Standards). Được xây dựng dựa trên việc vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS), VAS được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh kinh tế và pháp lý Việt Nam. Đây là “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp ghi chép, lập báo cáo tài chính minh bạch, thống nhất, đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính trong nước.

Các doanh nghiệp FDI thì cần lưu ý nhiều hơn. Tại Việt Nam, doanh nghiệp FDI phải tuân thủ VAS để báo cáo tài chính nộp cơ quan trong nước. Tuy nhiên, nhiều công ty mẹ ở nước ngoài yêu cầu báo cáo theo IAS/IFRS để hợp nhất tài chính toàn cầu. Do đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ cả 2 hệ thống kế toán này để biết cách chuyển đổi giữa chúng.

Danh sách 26 chuẩn mực VAS – “la bàn” cho kế toán FDI

Từ năm 2001 đến 2005, Bộ tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực VAS, đóng vai trò là “la bàn” cho kế toán các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI.  Dưới đây là danh sách:

  1. VAS 01 – Chuẩn mực chung: Đặt nền tảng cho các nguyên tắc kế toán cơ bản, đảm bảo tính thống nhất và minh bạch.
  2. VAS 02  – Hàng tồn kho: Hướng dẫn cách ghi nhận, đánh giá và báo cáo hàng tồn kho.
  3. VAS 03 – Tài sản cố định hữu hình: Quy định kế toán cho tài sản như nhà xưởng, máy móc.
  4. VAS 04 – Tài sản cố định vô hình: Áp dụng cho tài sản vô hình như bằng sáng chế, thương hiệu.
  5. VAS 05 – Bất động sản đầu tư: Hướng dẫn kế toán cho bất động sản nắm giữ để tăng giá trị hoặc cho thuê.
  6. VAS 06 – Thuê tài sản: Quy định kế toán cho hợp đồng thuê tài sản, bao gồm thuê tài chính và thuê hoạt động.
  7. VAS 07 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết: Hướng dẫn ghi nhận khoản đầu tư vào công ty liên kết.
  8. VAS 08 – Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh: Quy định về kế toán liên doanh.
  9. VAS 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái: Xử lý chênh lệch tỷ giá trong giao dịch ngoại tệ.
  10. VAS 11 – Hợp nhất kinh doanh: Hướng dẫn kế toán khi sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp.
  11. VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác: Quy định cách ghi nhận doanh thu từ bán hàng, dịch vụ, lãi suất.
  12. VAS 15 – Hợp đồng xây dựng: Hướng dẫn kế toán doanh thu, chi phí cho hợp đồng xây dựng.
  13. VAS 16 – Chi phí đi vay: Quy định vốn hóa chi phí vay liên quan đến tài sản dở dang.
  14. VAS 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp: Hướng dẫn kế toán thuế thu nhập, bao gồm thuế hoãn lại.
  15. VAS 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng: Quy định về dự phòng và nợ tiềm tàng.
  16. VAS 19 – Hợp đồng bảo hiểm: Áp dụng cho kế toán hợp đồng bảo hiểm.
  17. VAS 21 – Trình bày báo cáo tài chính: Hướng dẫn cấu trúc và nội dung báo cáo tài chính.
  18. VAS 22 – Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự: Yêu cầu báo cáo bổ sung cho ngân hàng.
  19. VAS 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: Xử lý các sự kiện sau ngày khóa sổ.
  20. VAS 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Hướng dẫn lập báo cáo dòng tiền.
  21. VAS 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con: Quy định kế toán hợp nhất.
  22. VAS 26 – Thông tin về các bên liên quan: Yêu cầu tiết lộ thông tin về giao dịch với bên liên quan.
  23. VAS 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ: Hướng dẫn lập báo cáo tài chính giữa kỳ.
  24. VAS 28 – Báo cáo bộ phận: Quy định báo cáo theo từng bộ phận kinh doanh hoặc khu vực địa lý.
  25. VAS 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót: Xử lý thay đổi và sai sót trong kế toán.
  26. VAS 30 – Lãi trên cổ phiếu: Hướng dẫn tính toán và trình bày lãi cơ bản, lãi pha loãng trên cổ phiếu.

Vì sao doanh nghiệp FDI sẽ gặp rủi ro nếu bỏ qua VAS?

Bỏ qua VAS có thể đẩy doanh nghiệp vào những rủi ro lớn như sau:

Vi phạm pháp luật Việt Nam

vi-pham-phap-luat

VAS là bộ quy định bắt buộc cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm cả FDI. Nếu không áp dụng VAS, doanh nghiệp của bạn có thể bị hiểu lầm là cố tình gian lận. Do đó, cơ quan thuế hoặc quản lý nhà nước sẽ xử phạt hành chính bạn, thậm chí bạn có thể phải đối mặt với các hậu quả pháp lý nghiêm trọng hơn như truy cứu trách nhiệm hình sự.

Sai lệch tài chính, dẫn đến rủi ro thuế

sai-lech-tai-chinh-rui-ro-thue

Không tuân thủ VAS, báo cáo tài chính của bạn có thể ghi nhận sai doanh thu, chi phí hoặc tài sản. Điều này gây ra sai lệch trong tính toán thuế, dẫn đến nộp thiếu thuế và bị phạt.

Mất lòng tin từ đối tác và nhà đầu tư

mat-long-tin-tu-doi-tac-va-nha-dau-tu

Không áp dụng VAS khiến báo cáo tài chính không minh bạch. Điều này làm đối tác và các nhà đầu tư nghi ngờ về tính trung thực của doanh nghiệp. 

Khó khăn khi kiểm toán và hợp nhất báo cáo

vas-trong-ke-toan-la-gi-ma-gay-kho-khan-kiem-toan

Nhiều doanh nghiệp FDI sử dụng chuẩn mực quốc tế (IFRS) để hợp nhất báo cáo tài chính với công ty mẹ ở nước ngoài. Nếu không nắm vững VAS trong kế toán là gì, việc chuyển đổi báo cáo từ VAS sang IFRS dễ xảy ra sai sót. Kiểm toán viên cũng gặp khó khăn khi đánh giá hệ thống kế toán nội bộ, làm kéo dài quy trình kiểm toán.

Giải pháp đa chuẩn mực từ chuyên gia

Nếu sự khác biệt về quy định và rào cản ngôn ngữ của 26 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) khiến các doanh nghiệp FDI đau đầu, hãy để KMC đồng hành cùng bạn. Với 17 năm kinh nghiệm, đội ngũ chuyên gia và chứng nhận được cấp bởi Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ tư vấn kế toán, thuế và kinh doanh trọn gói từ giai đoạn bắt đầu đến duy trì và tuân thủ để bạn có thể tập trung vào việc kinh doanh. Hãy liên hệ ngay với KMC qua email: info@kmc.vn để được tư vấn.

VAS trong kế toán là gì? Nó là bộ 26 chuẩn mực, giúp doanh nghiệp FDI tại Việt Nam lập báo cáo tài chính đúng luật, minh bạch và dễ dàng đồng bộ với IFRS. Hơn nữa, nắm rõ chuẩn mực kế toán Việt Nam còn giúp bạn tránh rủi ro pháp lý, thuế và tăng uy tín với đối tác. Nếu bạn đang bối rối với sự phức tạp của nó, KMC đang ở đây để sẵn sàng lắng nghe vấn đề của bạn.