FTSE Russell, một công ty con của Tập đoàn Giao dịch Chứng khoán Luân Đôn, trong bài phân tích và báo cáo của mình, họ đã phân loại và phân tích thị trường Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia được theo dõi nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi loại 2. Chính vì vậy mà trong thời gian gần đây, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một cách quyết liệt và đưa ra cam kết về việc sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan để tạo điều kiện và môi trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, sẽ có ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức có quyết định thành lập doanh nghiệp. Nhưng liệu rằng, bạn đã hiểu và có một cái nhìn tổng quan về đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam hay chưa? 

Bài viết cho bạn thêm thông tin về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay của các nhà đầu tư trong nước. Bài viết loại trừ các phương thức đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp đã thành lập tổ chức kinh tế. Hơn thế nữa, bài viết chỉ mang tính chất tổng quan và thông tin cần thiết cho bạn. Bài viết không phải là một bài tư vấn cho bất kỳ cá nhân, hoặc tổ chức nào. Vui lòng liên hệ với chúng tôi đã được hỗ trợ trực tiếp và nhanh chóng nhất. 

Quyết định thành lập doanh nghiệp

Quyết định thành lập Doanh nghiệp

Quyết Định Thành Lập Doanh Nghiệp

Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi có nhu cầu đều có thể thành lập doanh nghiệp để thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Sẽ có nhiều hình thức doanh nghiệp để các nhà đầu tư lựa chọn. 

Nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp theo đây sẽ bao gồm cả nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài theo định nghĩa tại Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu Tư hiện hành. Sẽ bao gồm cả các cá nhân đang có nhu cầu kinh doanh mà thông thường luật quy định là Hộ Kinh Doanh. 

Bạn lưu ý rằng, Hộ Kinh Doanh không phải là doanh nghiệp vì thiếu một vài yếu tố để được luật quy định là “doanh nghiệp”. Vì vậy, việc thành lập hộ kinh doanh, thông thường bạn sẽ tìm kiếm để hiểu các quy trình, thủ tục thành lập Hộ Kinh Doanh thay vì xác định từ khóa là “quyết định thành lập doanh nghiệp”. 

Quy Định Pháp Luật Hiện Hành Về Thành Lập Doanh Nghiệp 2025

Xét về quy định hiện hành, hiện tại có 2 luật chính là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư là nguồn tham khảo về thành lập doanh nghiệp. Dưới luật sẽ có một vài văn bản hướng dẫn mà bạn có thể tham khảo về thành lập doanh nghiệp. Cụ thể là:

  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp ban hành ngày 04 tháng 01 năm 2021, và có hiệu lực thi hành cùng ngày;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp ban hành ngày 16 tháng 3 năm 2021, và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 05 năm 2021; và
  • Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung cho thông tư 01 nêu trên

Ở thời điểm hiện tại, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc thành lập doanh nghiệp chỉ bao gồm các quy định đã liệt kê trên. 

Riêng pháp luật về đầu tư – Luật Đầu Tư năm 2020 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn định nghĩa và các trường hợp của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước. Việc xác định và phân loại nhà đầu tư là nhằm mục đích phân loại thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu Tư. Việc phân loại thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài là quan trọng và sẽ là yếu tố quyết định các loại danh mục hồ sơ cũng như thủ tục mà doanh nghiệp cần phải thực hiện và tuân thủ. 

Tuy nhiên, tựu chung lại về mặt hồ sơ và các danh mục giấy tờ, bạn đều có thể tham khảo tại Luật Đầu Tư và các nghị định về đăng ký doanh nghiệp.

Quyết định thành lập doanh nghiệp

Tham khảo các quy định pháp luật có liên quan về đăng ký doanh nghiệp

Các Loại Giấy Phép Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Tại Việt Nam

Sẽ có 02 loại giấy phép chính mà luật hiện hành quy định và áp dụng cho một doanh nghiệp. Bao gồm:

  • Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp; và 
  • Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư.
  • Tùy vào loại hình ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp phải bổ sung thêm các loại giấy phép khác tương ứng và theo yêu cầu của bộ, ngành có liên quan. 

Bạn cũng lưu ý rằng, chỉ những doanh nghiệp nào có vốn đầu tư nước ngoài mà thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục đầu tư thì mới có Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư. 

Hỗ Trợ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp 

KMC, là đơn vị chuyên cung cấp Dịch vụ Tư vấn Doanh nghiệp, thông thạo hồ sơ, thủ tục cho các quyết định thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm các danh mục dịch vụ mà KMC đang cung cấp tại trang chủ của KMC. 

Quyết định thành lập doanh nghiệp

Đội ngũ chuyên viên tư vấn KMC

Khi bạn đang có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như bạn quyết định thành lập doanh nghiệp, hay thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh. Nhưng bạn thật sự chưa biết doanh nghiệp mình cần những loại hồ sơ gì, giấy phép nào, và thực hiện thủ tục như thế nào. Bạn hãy liên hệ KMC để nhận được tư vấn và hỗ trợ nhé. 

  • Website: https://kmc.vn/ 
  • Hotline: +84 81 489 4789 hoặc +84 91 988 9331
  • Email: info@kmc.vn