Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, miễn trừ trách nhiệm là một nội dung quan trọng nhằm đảm bảo sự công bằng trong quan hệ thương mại. Vậy miễn trừ trách nhiệm là gì và được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành? Để làm rõ vấn đề này, bài viết dưới đây của KMC sẽ giải thích khái niệm, đồng thời cung cấp những lưu ý quan trọng liên quan đến miễn trừ trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng, giúp bạn hiểu rõ hơn và ứng dụng hiệu quả trong thực tế.
Miễn trừ trách nhiệm là gì?
Miễn trừ trách nhiệm được hiểu là việc một cá nhân hoặc tổ chức không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ hoặc những hậu quả bất lợi phát sinh từ hành vi đó. Điều này thường xảy ra khi các bên liên quan đạt được sự thỏa thuận hoặc khi pháp luật quy định rõ ràng.
Miễn trách nhiệm trong hợp đồng là gì?
Trong các trường hợp vi phạm hợp đồng, miễn trừ trách nhiệm thường áp dụng khi bên vi phạm không có lỗi hoặc khi hành vi vi phạm xảy ra do những yếu tố ngoài tầm kiểm soát như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh hoặc các tình huống bất khả kháng.
Theo quy định pháp luật:
- Trong hợp đồng dân sự: Các điều khoản miễn trừ trách nhiệm phải tuân thủ theo Bộ luật Dân sự năm 2015. Đây là các hợp đồng không vì lợi nhuận, ví dụ như hợp đồng tặng cho, mượn đồ hoặc hỗ trợ tài chính.
- Trong hợp đồng thương mại: Miễn trừ trách nhiệm tuân thủ Luật Thương mại năm 2005, áp dụng với các hợp đồng mang mục đích lợi nhuận, ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
Điều kiện để được miễn trừ trách nhiệm
Để được miễn trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng, cần đáp ứng hai điều kiện cơ bản:
- Hành vi vi phạm chỉ được xem xét miễn trách nhiệm khi rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Sự kiện miễn trừ trách nhiệm đã được các bên thỏa thuận và thông báo từ trước.
- Xảy ra tình huống bất khả kháng, nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên.
- Lỗi hoàn toàn thuộc về bên còn lại, dẫn đến hành vi vi phạm của bên vi phạm.
- Hành vi vi phạm xuất phát từ việc thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và quyết định này không thể lường trước tại thời điểm ký kết hợp đồng.
- Trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm thuộc trường hợp miễn trừ trách nhiệm thuộc về bên vi phạm. Nếu không đưa ra được bằng chứng hợp lý và phù hợp với quy định pháp luật, bên vi phạm không thể yêu cầu áp dụng miễn trừ trách nhiệm cho hành vi của mình.
Miễn trừ trách nhiệm đối với hợp đồng dân sự
Trường hợp miễn trừ trách nhiệm theo thoả thuận giữa các bên
Trong hợp đồng dân sự, các bên có thể tự thỏa thuận về việc miễn trách nhiệm trước hoặc sau khi xảy ra vi phạm. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí và sự đồng thuận của bên có quyền. Thỏa thuận này thường được lập thành văn bản, tốt nhất là ghi rõ trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng để tránh tranh chấp sau này.
Ví dụ: Nếu A mua bàn ghế từ cửa hàng của B và hai bên đồng ý rằng B không phải chịu trách nhiệm nếu giao hàng muộn do quan hệ quen biết, thì ngay cả khi B giao hàng trễ, họ vẫn không bị yêu cầu bồi thường.
Miễn trách nhiệm do các tình huống bất phản kháng
Theo Điều 351 Bộ Luật Dân Sự 2015, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm nếu sự kiện bất khản kháng xảy ra. Đây là những sự kiện ngoài ý muốn, không thể dự đoán hoặc khắc phục được dù đã cố gắng hết sức. Trong trường hợp này, bên vi phạm không phải chịu phạt hay bồi thường thiệt hại nếu không có thỏa thuận khác giữa các bên.
Tuy nhiên, để xác định một sự kiện có được coi là bất khả kháng hay không, cần đáp ứng các điều kiện pháp lý cụ thể theo Điều 156 Bộ Luật Dân Sự 2015.
Miễn trách nhiệm do lỗi thuộc về bên có quyền
Theo Khoản 3, Điều 351 Bộ Luật Dân Sự 2015, nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện được trách nhiệm do lỗi hoàn toàn thuộc về bên có quyền, họ sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự. Trong trường hợp lỗi chỉ thuộc một phần, bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ vi phạm của mình.
Miễn trừ trách nhiệm đối với hợp đồng thương mại
Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm đối với hợp đồng thương mại
Trong hợp đồng thương mại, các trường hợp miễn trừ trách nhiệm được áp dụng tương tự như hợp đồng dân sự, đồng thời bao gồm cả các trường hợp dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Điều 294 Luật Thương mại 2005, hành vi vi phạm của một bên do tuân thủ quyết định của cơ quan quản lý nhà nước được xem là sự kiện bất khả kháng, dẫn đến việc miễn trừ trách nhiệm.
Các quyết định này phải phát sinh nghĩa vụ cụ thể cho bên vi phạm, buộc bên đó thực hiện hoặc không thực hiện một hành động nhất định. Quyết định có thể là hành chính (ví dụ: xử phạt vi phạm) hoặc tư pháp (như bản án, quyết định). Điều kiện cần là các bên không thể biết trước được quyết định này tại thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu các bên đã biết và vẫn chấp nhận giao kết hợp đồng, việc miễn trừ trách nhiệm sẽ không được áp dụng.
Ví dụ: Bên A ký hợp đồng với bên B để giao 1000 con gà vào tháng 7/2024. Tuy nhiên, trước thời hạn giao hàng, một quyết định hành chính cấm vận chuyển gia súc do dịch bệnh khiến bên B không thể thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này, miễn trừ trách nhiệm có thể được áp dụng.
Thủ tục áp dụng miễn trừ trách nhiệm
Để được công nhận miễn trừ trách nhiệm, bên vi phạm cần:
- Chứng minh rõ ràng trường hợp miễn trừ trách nhiệm.
- Thông báo ngay lập tức bằng văn bản cho bên còn lại về tình huống và hậu quả liên quan.
Nếu không thông báo hoặc thông báo chậm, bên vi phạm vẫn có thể phải bồi thường thiệt hại.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề miễn trừ trách nhiệm là gì trong hợp đồng thương mại. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, góp ý hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý chi tiết, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và lắng nghe từ bạn!
Liên hệ ngày với Công ty TNHH Tư vấn KMC ngay hôm nay!
- Website: https://kmc.vn/
- Hotline: +84 81 489 4789 hoặc +84 91 988 9331
- Email: info@kmc.vn