Hiện nay, IFRS – chuẩn mực kế toán quốc tế không còn là một sự lựa chọn nữa. Thay vào đó, nó là yêu cầu bắt buộc, là hệ thống tiêu chuẩn của nhiều doanh nghiệp FDI. IFRS mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng tạo không ít thách thức. Trong bài viết này, KMC sẽ giải thích kỹ hơn.
IAS và IFRS: Nền tảng của chuẩn mực kế toán toàn cầu
Nền tảng của chuẩn mực kế toán toàn cầu có 2 loại: IAS và IFRS.
Được phát triển từ những năm 1970, IAS – International Accounting Standards là một bộ quy tắc được thiết kế để đảm bảo tính minh bạch, nhất quán và dễ so sánh trong báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp trên toàn cầu. Nó có nhiều chuẩn mực riêng lẻ, hướng dẫn cách ghi nhận và trình bày các giao dịch tài chính. Dù một số chuẩn mực IAS vẫn còn hiệu lực, nhưng phần lớn đã được IFRS thay thế.
Ngày nay, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) đã phát triển bộ chuẩn mực hiện đại hơn – IFRS (International Financial Reporting Standards) để tạo một ngôn ngữ kế toán chung. Với 18 chuẩn mực hiện hành, IFRS giúp BCTC trở nên minh bạch, dễ so sánh và phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Được áp dụng tại hơn 140 quốc gia, bao gồm Việt Nam, IFRS là công cụ quan trọng cho các doanh nghiệp FDI. Bởi nó đảm bảo tuân thủ quy định toàn cầu, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư quốc tế.
Lưu ý: IAS và IFRS không phải là những bộ quy tắc bất di bất dịch, chúng được cập nhật liên tục để phù hợp với nền kinh tế toàn cầu.
Bước ngoặt 2025: Những thay đổi cốt tử với doanh nghiệp FDI
Bài viết từ Tạp chí Tài chính (ngày 12/05/2025) cho biết, từ sau năm 2025, Việt Nam sẽ bắt buộc các doanh nghiệp lớn, bao gồm doanh nghiệp FDI, áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất. Điều này nhằm nâng cao tính minh bạch, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Với các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là doanh nghiệp Nhật vốn quen thuộc với các tiêu chuẩn quốc tế, đây là cơ hội để hòa nhập sâu hơn vào thị trường toàn cầu.
Là bộ chuẩn mực được hơn 140 quốc gia sử dụng, IFRS cho phép các doanh nghiệp FDI dễ dàng so sánh kết quả kinh doanh với các công ty mẹ ở nước ngoài. Ví dụ, các quy định về ghi nhận doanh thu hay đánh giá tài sản sẽ sát với thực tế thị trường hơn so với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS). Các doanh nghiệp FDI có thể thống nhất báo cáo tài chính giữa công ty con tại Việt Nam và công ty mẹ một cách thuận lợi hơn. Hơn nữa, tuân thủ chuẩn mực quốc tế giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro liên quan đến sai sót báo cáo tài chính khi giao dịch xuyên biên giới.
Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với một số thách thức như yêu cầu mới về công nghệ và nhân sự. Các doanh nghiệp FDI phải đầu tư vào phần mềm kế toán và nâng cao năng lực đội ngũ để đáp ứng các quy định phức tạp của IFRS.
Giải pháp chuyển đổi IFRS – chuẩn mực kế toán quốc tế – cho doanh nghiệp FDI
Mặc dù IFRS mang đến rất nhiều ưu điểm cho các doanh nghiệp FDI, nhưng quá trình chuyển đổi khá phức tạp. Bởi nó khác biệt so với các bộ chuẩn mực khác, yêu cầu chuyên môn cao và quy định nghiêm ngặt.
Đừng lo lắng. Với 17 năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia kế toán, thuế và luật sư được cấp chứng nhận bởi Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế, KMC sẽ mang đến giải pháp tư vấn chuyển đổi IFRS toàn diện, được thiết kế riêng cho doanh nghiệp FDI. Cụ thể, chúng tôi sẽ:
- Hướng dẫn từng bước từ đánh giá, lập kế hoạch đến triển khai IFRS.
- Cập nhật quy định mới nhất để giảm thiểu rủi ro pháp lý.
- Cung cấp giải pháp linh hoạt, phù hợp với quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp.
Hãy để KMC đồng hành cùng bạn, giúp bạn tập trung vào phát triển kinh doanh thay vì lo lắng về các vấn đề kế toán phức tạp. Liên hệ ngay để nhận tư vấn miễn phí qua:
Hotline: +84814894789 hoặc +84919889331
Email: info@kmc.vn
Câu hỏi thường gặp về IFRS tại Việt Nam
Doanh nghiệp FDI cần làm gì để sẵn sàng cho IFRS?
- Đào tạo nhân viên về IFRS.
- Nâng cấp phần mềm kế toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
- Điều chỉnh quy trình lập báo cáo tài chính theo IFRS.
- Hợp tác với đơn vị tư vấn như KMC để đảm bảo tuân thủ.
Thách thức lớn nhất khi áp dụng IFRS là gì?
Các doanh nghiệp FDI có thể gặp khó khăn về chi phí chuyển đổi, sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS), cũng như thiếu nhân sự am hiểu IFRS.
Nếu các doanh nghiệp FDI biết vượt qua các thách thức về công nghệ và nhân sự, IFRS – chuẩn mực kế toán quốc tế – sẽ là một trợ thủ đắc lực để giúp bạn kết nối giữa công ty mẹ và công ty con ở Việt Nam. Hơn nữa, vào năm 2025, đây đã là yêu cầu bắt buộc. Trường hợp bạn vẫn chưa biết cách chuyển đổi, hãy hỏi chuyên gia tư vấn lộ trình phù hợp như KMC.