Không như các công ty trong nước, các doanh nghiệp FDI không có lợi thế về chi phí vận hành thấp và hưởng nhiều chính sách hỗ trợ nên hiệu quả sử dụng vốn rất quan trọng với họ, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI Nhật. Vì nhiều công ty trong số đó quyết định bám rễ vào nền kinh tế Việt Nam như Toyota, Honda, Panasonic, Canon và Sumitomo. Họ tập trung vào các chiến lược dài hạn hơn là lợi nhuận ngắn hạn nên sử dụng vốn hiệu quả giúp việc kinh doanh của họ ổn định trước khi thu tiền từ việc bán sản phẩm/ dịch vụ.

Trong bài viết này, KMC sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhưng trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu định nghĩa và lý do nhiều nhà quản lý vốn doanh nghiệp kém hiệu quả.

Hiệu quả sử dụng vốn là gì?

hieu-qua-su-dung-von-la-gi

Nói một cách đơn giản, hiệu quả sử dụng vốn là cách doanh nghiệp “xoay” tiền để giữ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trơn tru, vừa kiếm được nhiều lợi nhuận mà tốn ít chi phí nhất. Hãy tưởng tượng vốn như “nhiên liệu” để doanh nghiệp chạy, và sử dụng vốn hiệu quả là cách bạn lái xe sao cho đi được xa nhất với ít xăng nhất.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Nếu bạn muốn biết doanh nghiệp FDI của mình có đang đi đúng hướng về cách sử dụng vốn không, hãy đánh giá nó bằng các chỉ tiêu sau:

Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm – Lợi nhuận từ mỗi đồng doanh thu

Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm = lợi nhuận sau thuế/ doanh thu

Chỉ số càng cao càng tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp giỏi trong việc chuyển doanh thu thành lợi nhuận. Nó cũng giúp bạn sớm nhận ra vấn đề chi nhiều tiền vào một kế hoạch không mang lại doanh thu. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh giá bán và cắt giảm chi phí không cần thiết.

Lợi nhuận vốn chủ sở hữu – Vốn của chủ doanh nghiệp sinh lời như thế nào?

Lợi nhuận vốn chủ sở hữu = lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu

Chỉ số này là phần vốn thuộc về chủ sở hữu (cổ đông) không bao gồm vốn vay. Nếu nó lớn, tiền chủ doanh nghiệp bỏ ra tạo nhiều lợi nhuận. Các nhà đầu tư nhìn nhận điều này như một ưu điểm lớn để rót thêm vốn vào công ty của bạn.

Lợi nhuận tài sản (ROA) – Tài sản làm việc hiệu quả ra sao?

ROA = Lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản

ROA đo lường toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay, tiền mặt, nhà xưởng, máy móc. Nó cho thấy hiệu quả sử dụng tất cả các nguồn lực mà doanh nghiệp có.

Chỉ số thấp báo hiệu doanh nghiệp đang ôm quá nhiều tài sản không sinh lời như máy móc cũ hay hàng tồn kho ế. Đã đến lúc bạn nên bán bớt những tài sản không cần thiết này để tài sản giúp bạn làm việc tốt hơn.

Hệ số sinh lời của tài sản – Tổng thể khả năng sinh lời

Hệ số sinh lời của tài sản = (lợi nhuận + tiền lãi)/ tổng tài sản

Chỉ số này đánh giá khả năng sinh lời tổng thể của toàn bộ vốn đầu tư, bao gồm cả vốn vay để đưa ra quyết định chiến lược, như có nên vay thêm để mở rộng hay tập trung trả nợ để giảm rủi ro. Chỉ số cao là tín hiệu tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp đang vận hành trơn tru và hiệu quả.

Cách cải thiện hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp FDI

Lên kế hoạch rõ ràng – “Đừng để vốn lạc lối”

ke-hoach-ro-rang

Một số doanh nghiệp FDI đổ vốn vào các kế hoạch kinh doanh không thể sinh lời và không phù hợp với thực tế thị trường địa phương vì không nghiên cứu kỹ nhu cầu ở nơi đó.

Hãy lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng với ban lãnh đạo và đặt mục tiêu cụ thể. Ví dụ, bạn muốn xây nhà máy, mở rộng thị trường hay đầu tư công nghệ? Nếu bạn muốn mở rộng thị trường, hãy nghiên cứu xem người Việt thích sản phẩm gì để đổ vốn đúng chỗ, tránh lãng phí.

Dùng tiền đúng nơi, đúng chỗ

dung-tien-dung-noi

Thông thường, nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp FDI khá cao nên nhiều công ty ỷ y đầu tư quá mức vào cơ sở hạ tầng, nhà xưởng và các dự án không quá cần thiết. Thay vào đó, bạn hãy bắt đầu với những điều thiết thực hơn như thử nghiệm thị trường, rồi mở rộng dần. 

Dùng vốn đúng luật – Đường dài còn ở phía trước

Thị trường cạnh tranh khốc liệt khiến nhiều doanh nghiệp muốn “lách luật” hay dùng vốn vào những việc không minh bạch như trốn thuế. Tuy nhiên, nó chỉ khiến bạn rơi vào những rắc rối pháp lý không đáng có và mất uy tín. Doanh nghiệp FDI thường bị để ý nhiều nên làm đúng sẽ giúp bạn yên tâm phát triển hơn.

Tính toán cẩn thận – Phòng hờ rủi ro

tinh-toan-can-than

Đầu tư ở nước ngoài có rất nhiều rủi ro như tỷ giá biến động, chính sách thay đổi hay nhu cầu thị trường khó đoán. Do đó, trước khi rót vốn vào dự án nào, hãy nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, dự đoán khó khăn để chuẩn bị trước các phương án dự phòng. Chẳng hạn, nếu bạn đầu tư vào ngành ô tô ở Việt Nam, hãy xem người tiêu dùng đang chuộng xe điện hay xe xăng để không “đi nhầm đường”.

Kiểm soát vốn tốt – giữ cho “con tàu” chạy êm

Như thế nào là kiểm soát vốn tốt? Nó nghĩa là mỗi đồng tiền bạn chi ra đều có hiệu quả. Nếu bạn đang tập trung vào quảng cáo thì đừng vội xây thêm nhà máy hay mở thêm chi nhánh. Thay vào đó, hãy xem số tiền bạn chi vào quảng cáo đã thu hút được bao nhiêu người mua hàng. 

Thay vì đổ hết tiền vào tất cả mọi thứ cùng một lúc, hãy chia vốn thành từng giai đoạn nhỏ. Quá trình cụ thể như sau:

Bước 1: Dùng vốn để làm sản phẩm thật tốt.

Bước 2: Khi sản phẩm đã ổn, dùng tiền để quảng bá nó. 

Cách làm này đảm bảo bạn không bị hụt hơi vì dàn trải quá nhiều mà vẫn có tiền để phát triển thêm.

Nhiều doanh nghiệp FDI có số vốn lớn lúc bắt đầu nhưng lại rơi vào cảnh thua lỗ. Một trong các lý do là do họ chưa hiểu rõ tầm quan trọng của hiệu quả sử dụng vốn. Nếu bạn đã nhận ra vai trò của nó, hãy bắt tay vào phân tích và tiến hành cải thiện ngay.