Bạn đang muốn tìm hiểu chi tiết hơn về mã ngành du lịch để chuẩn bị cho hành trình đăng ký kinh doanh và lựa chọn mã ngành một cách chuẩn xác. Đăng ký kinh doanh ngành du lịch lữ hành cần chuẩn bị những gì và phải đáp ứng những điều kiện nào? Bài chia sẻ sau của KMC sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết, chuẩn xác theo quy định mới nhất của Pháp luật.

Mã ngành du lịch: Quy định mới nhất 2025

Mã ngành 7912 (Điều hành tour du lịch) thuộc nhóm ngành cấp 4 là mã phổ biến nhất cho hoạt động lữ hành. Tuy nhiên, hệ sinh thái du lịch đòi hỏi nhiều mã ngành liên quan mà doanh nghiệp FDI cần lưu ý:

  • 5510: Khách sạn và nhà nghỉ (Lưu trú ngắn ngày)
  • 4923: Vận tải hành khách đường bộ trong nội đô (Dịch vụ xe du lịch)
  • 7990: Dịch vụ đặt chỗ và dịch vụ du lịch lữ hành khác (Đại lý vé máy bay, booking online)
  • 5629: Dịch vụ ăn uống khác (Nhà hàng phục vụ tour)

Ví dụ:

Một tập đoàn Nhật muốn đầu tư tổng thể tại Đà Nẵng bao gồm khách sạn, dịch vụ lữ hành và xe đưa đón sẽ cần đăng ký bổ sung cả 3 mã ngành 5510, 7912 và 4923. Lựa chọn sai mã ngành hoặc thiếu mã ngành bổ trợ có thể dẫn đến vi phạm pháp luật khi triển khai dịch vụ thực tế.

Điều kiện kinh doanh bắt buộc đối với mã ngành du lịch

mã ngành du lịch

Bên cạnh việc đăng ký kinh doanh, đăng ký mã ngành, để được phép hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực lữ hành, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện khắt khe được quy định tại Luật Du lịch 2017 và Nghị định 168/2017/NĐ-CP:

1. Điều kiện về vốn ký quỹ (yêu cầu tài chính bắt buộc)

Các doanh nghiệp lữ hành cần phải đảm bảo các yêu cầu về vốn đăng ký thành lập kinh doanh. Cần đảm bảo mức ký quỹ tối thiểu như sau:

Loại Hình Kinh Doanh

Mức Ký Quỹ Tối Thiểu (VND) Thời Hạn Ký Quỹ

Nơi Ký Quỹ

Lữ hành Nội địa

500,000,000

Suốt thời gian hoạt động Ngân hàng thương mại tại VN
Lữ hành Quốc tế (Inbound/Outbound)

1,500,000,000

Suốt thời gian hoạt động Ngân hàng thương mại tại VN

 

Lưu ý:

Số tiền ký quỹ không được sử dụng cho hoạt động kinh doanh thường ngày. Nó là khoản đảm bảo tài chính để bồi thường cho khách hàng khi xảy ra sự cố.

2. Điều kiện về nhân sự: Giám đốc điều hành phải có chứng chỉ nghiệp vụ lữ hành

Tùy vào loại hình lữ hành mà người quản lý doanh nghiệp phải tốt nghiệp chuyên ngành lữ hành với cấp bậc, trình độ khác nhau:

  • Giám đốc hoặc người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải có chứng chỉ nghiệp vụ lữ hành quốc tế hoặc nội địa phù hợp, do cơ sở đào tạo được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp phép.
  • Chứng chỉ phải còn hiệu lực (thường có thời hạn 5 năm).
  • Phải làm việc chính thức, toàn thời gian tại doanh nghiệp. Không chấp nhận hợp đồng thời vụ hoặc kiêm nhiệm.

3. Điều kiện khách về giấy phép, dịch vụ

  • Doanh nghiệp lữ hành nội địa: Cần có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp & có giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.
  • Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp & có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

Hiểu rõ về mã ngành du lịch và bạn đang chuẩn bị quy trình đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh: Bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm: đơn đề nghị, bản sao công chứng Giấy ĐKKD (có mã 7912), giấy tờ chứng minh ký quỹ, chứng chỉ nghiệp vụ của Giám đốc/người phụ trách, phương án kinh doanh.
  • Cơ quan quản lý xét duyệt hồ sơ: Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý sẽ tiến hành xét duyệt hồ sơ và cung cấp kết quả.

Lưu ý: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành là có thời hạn thường là 05 năm và cần phải gia hạn trước khi hết hạn.

KMC – Cung cấp giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp FDI kinh doanh ngành lữ hành

Hiểu được những thách thức đặc thù của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp FDI khi muốn đăng ký kinh doanh phát triển dịch vụ lữ hành quốc tế, KMC Consulting đã và đang cung cấp dịch vụ tư vấn trọn gói:

  • Tư vấn chính xác mã ngành: Đảm bảo đăng ký đúng và đủ mã ngành du lịch (như 7912, 5510, 4923…) phù hợp với mô hình kinh doanh thực tế.
  • Hỗ trợ ký quỹ: Tư vấn thủ tục, ngân hàng phù hợp và đảm bảo tuân thủ quy định về vốn ký quỹ lữ hành.
  • Giải pháp nhân sự: Tư vấn điều kiện bằng cấp, hỗ trợ đào tạo/chứng chỉ nghiệp vụ lữ hành cho quản lý.
  • Xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành: Soạn thảo hồ sơ, đại diện nộp và theo dõi tiến trình tại Tổng cục Du lịch, giải quyết các yêu cầu bổ sung (nếu có).
  • Tư vấn duy trì tuân thủ: Hỗ trợ doanh nghiệp sau cấp phép (gia hạn giấy phép, thay đổi nội dung, báo cáo định kỳ).

Với đội ngũ chuyên gia pháp lý và tư vấn kinh doanh dày dạn kinh nghiệm, thấu hiểu sâu sắc cả quy định Việt Nam, KMC tự hào mang đến khách hàng dịch vụ tư vấn hỗ trợ chuyên nghiệp xuyên suốt quá trình từ lựa chọn mã ngành du lịch cho đến đăng ký kinh doanh thành lập công ty và tư vấn vận hành doanh nghiệp hiệu quả tuân thủ pháp luật.

Tư vấn chuyên nghiệp, đồng hành tận tâm giúp bạn hoàn tất quy trình đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành nhanh chóng, tuân thủ quy định Pháp luật, quý khách hàng hãy liên hệ ngay hotline: +84 91 988 9331.

Xem thêm: Công ty xuất nhập khẩu là gì?