Bạn nhận ra thị trường Việt Nam có rất nhiều cơ hội tiềm năng để phát triển nên muốn đầu tư vào đây? Tuy nhiên, bạn không biết quy trình thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? KMC ở đây để giúp bạn giải quyết vấn đề.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

doanh-nghiep-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai

Khoản 6 Điều 3 Luật Đầu tư 2005 định nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) là các công ty tại Việt Nam có sự tham gia góp vốn từ cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài. 

Tuy nhiên, theo Luật Đầu tư 2020 của pháp luật hiện hành, khái niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không còn nữa. Thay vào đó, ta có khái niệm về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nó là các tổ chức được thành lập theo luật Việt Nam như doanh nghiệp, hợp tác xã, hay các loại hình tổ chức khác, có sự tham gia góp vốn hoặc sở hữu cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài. Các hình thức phổ biến của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam bao gồm thành lập công ty mới, mua cổ phần, hợp tác liên doanh hoặc mở chi nhánh.

Doanh nghiệp FDI không bị giới hạn tỷ lệ vốn, nên đầu tư nhiều hay ít đều được. Dựa trên quy định này, doanh nghiệp FDI có 2 loại:

  • Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu toàn bộ số vốn của công ty, phù hợp với ai muốn kiểm soát hoàn toàn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
  • Doanh nghiệp có vốn góp từ nước ngoài: Loại doanh nghiệp này có sự tham gia của cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo nên một mô hình hợp tác linh hoạt, tận dụng được nguồn lực từ cả 2 phía.

Vai trò của doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giúp Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới nhanh hơn vì nó không chỉ mang đến tiền bạc mà còn công nghệ, việc làm và cơ hội. Bên dưới là những cách doanh nghiệp FDI đang góp phần thay đổi diện mạo kinh tế – xã hội Việt Nam.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

tang-truong-kinh-te

Doanh nghiệp FDI mang theo nguồn vốn lớn từ nước ngoài vào trong nước nên Việt Nam có thể phát triển mà không phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách nhà nước. 

Ngoài tiền, họ còn mang theo công nghệ tiên tiến và cách quản lý hiện đại của công ty mẹ. Do đó, quá trình sản xuất của nhà máy trong nước diễn ra nhanh hơn và tạo nên những sản phẩm chất lượng hơn để cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế.

Tạo động lực phát triển xã hội

phat-trien-xa-hoi

Doanh nghiệp FDI tạo thêm rất nhiều công việc từ công nhân nhà máy đến kỹ sư công nghệ cao. Nhờ đó, nhiều người có thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống gia đình. Khi làm việc cho các công ty FDI, người lao động được học hỏi kỹ năng mới từ vận hành máy móc đến quản lý dự án, giúp họ tự tin hơn trong sự nghiệp.

Đóng góp vào ngân sách nhà nước

dong-gop-vao-ngan-sach-nha-nuoc

Các doanh nghiệp FDI đóng một khoản thuế, từ thuế thu nhập doanh nghiệp đến thuế xuất nhập khẩu, giúp nhà nước có thêm tiền để đầu tư vào trường học, bệnh viện và các chương trình phúc lợi. Vì không cần phải chi quá nhiều tiền cho các dự án lớn nên nhà nước có thể dùng ngân sách để chăm lo cho các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế hay hỗ trợ người dân.

Quy trình thành lập doanh nghiệp FDI chuẩn 2025

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo Luật Đầu tư 2020, để bắt đầu, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (nêu rõ thông tin dự án của bạn)
  • Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý:
    • Nếu là cá nhân: Bản sao CCCD hoặc hộ chiếu
    • Nếu là tổ chức: Bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu pháp lý tương đương
  • Đề xuất dự án đầu tư: Bao gồm thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu dự án, quy mô, vốn đầu tư, cách huy động vốn, thời gian, địa điểm, tiến độ thực hiện, đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội và các đề xuất ưu đãi đầu tư (nếu có).
  • Chứng minh năng lực tài chính:
    • Cá nhân: Sổ tiết kiệm, xác nhận số dư tài khoản ngân hàng
    • Tổ chức: Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, cam kết tài chính từ tổ chức hoặc bảo lãnh từ công ty mẹ
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất): Bản sao giấy tờ quyền sử dụng đất hoặc tài liệu xác nhận quyền sử dụng địa điểm.
  • Giải trình công nghệ (nếu dự án cần thẩm định công nghệ theo quy định)
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu dự án đầu tư theo hình thức BCC)

Đảm bảo chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng ngay từ đầu để tránh phải bổ sung sau này.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Cho dù dự án của bạn triển khai ở nhiều tỉnh, bạn cũng chỉ cần nộp hồ sơ cho một Sở Tài Chính. Hãy ưu tiên nơi bạn dự kiến đặt trụ sở hoặc thực hiện dự án.

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu có vấn đề, họ sẽ liên hệ để bạn bổ sung hoặc chỉnh sửa.

Bước 4: Nộp hồ sơ xin Giấy đăng ký doanh nghiệp

Một bộ hồ sơ chuẩn chỉnh để đăng ký doanh nghiệp cần có các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên/cổ đông (tùy loại hình doanh nghiệp)
  • Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý:
    • Cá nhân: Bản sao CCCD hoặc hộ chiếu
    • Tổ chức: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương (đã hợp pháp hóa lãnh sự nếu là tổ chức nước ngoài) và văn bản ủy quyền
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp

Bạn cũng cần nộp hồ sơ này tại Sở Tài Chính nơi công ty đặt trụ sở chính

Bước 5: Công bố thông tin doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đây là bước bắt buộc để đảm bảo tính minh bạch.

Bước 6: Khắc con dấu pháp nhân

Khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn có thể đặt khắc con dấu cho công ty để sử dụng trong các giao dịch pháp lý.

Bước 7: Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp

Công ty FDI cần mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại một ngân hàng được phép hoạt động ở Việt Nam để nhận vốn đầu tư từ nước ngoài và thực hiện các giao dịch hợp pháp.

Bước 8: Hoàn thiện các thủ tục sau thành lập

Cuối cùng, bạn cần hoàn thành các công việc còn lại như:

  • Góp vốn theo cam kết trong thời hạn quy định.
  • Đăng ký chữ ký số để giao dịch điện tử.
  • Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử.
  • Thực hiện các nghĩa vụ thuế như kê khai và nộp thuế theo quy định.

Lưu ý để thành công

  • Nếu không quen thuộc với quy trình, bạn có thể thuê dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp để hỗ trợ như KMC.
  • Luôn cập nhật các quy định mới nhất từ Luật Đầu tư 2020 và các nghị định liên quan để đảm bảo tuân thủ. KMC có đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, đảm bảo cập nhật Luật mới nhất cho bạn.

Các thắc mắc về doanh nghiệp FDI từ nhà đầu tư

Tôi có cần góp đủ 100% vốn ngay khi thành lập không?

Không nhất thiết! Theo quy định, nhà đầu tư có thể góp vốn theo lộ trình được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thường trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp phép hoặc theo thời hạn cam kết. Tuy nhiên, nếu có thay đổi về tiến độ góp vốn, bạn cần làm thủ tục điều chỉnh với cơ quan quản lý. Điều này đặc biệt quan trọng với các dự án lớn vì bạn có thể cần nhiều thời gian hơn để huy động vốn lớn.

Có ưu đãi gì đặc biệt cho doanh nghiệp FDI không?

Tùy thuộc vào ngành nghề và địa điểm đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thể được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế đất hoặc các hỗ trợ khách theo Luật đầu tư 2020.

Công ty FDI mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam nhưng thủ tục lại hơi phức tạp. Nếu bạn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, muốn đổ vốn vào thị trường Việt Nam nhưng chưa nắm rõ luật, giải pháp an toàn và đảm bảo nhất là tìm dịch vụ tư vấn uy tín như KMC. Bởi chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này khi tư vấn cho các doanh nghiệp FDI đặc biệt là Nhật. Hãy liên hệ với KMC ngay để được tư vấn miễn phí.

  • Hotline 1: +84814894789
  • Hotline 2: +84919889331

Email: info@kmc.vn