Trong kinh tế vi mô, “ngân quỹ là gì?” là một trong những khái niệm quan trọng, là tiền đề để phát triển trong quá trình thực hiện. Trong Doanh nghiệp, ngân quỹ giúp xây dựng một mô hình kinh doanh phù hợp với thực tế. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về khái niệm “Ngân quỹ là gì” và “Doanh nghiệp xây dựng ngân quỹ như thế nào trong hoạt động kinh doanh”.

Ngân quỹ là gì
Khái niệm: Ngân quỹ là gì?
Ngân quỹ hay có thể biết đến với từ phổ thông hơn là ngân sách, là một bản báo cáo hay một danh sách đưa ra tất cả doanh thu và chi phí sẽ được sử dụng trong kế hoạch của một Doanh nghiệp, tổ chức. Hay hiểu đơn giản hơn chính là các khoản tiền dự trù Doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải chi trả trong quá trình kinh doanh của mình.
Tại các Doanh nghiệp xây dựng ngân quỹ hay ngân sách là một trong những việc phải thực hiện để điều chỉnh việc sử dụng dòng tiền trong quá trình hoạt động một cách hợp lý. Khi xác định được ngân sách chi trả cho một dự án, Doanh nghiệp sẽ dự đoán được khả năng phân bổ các nguồn lực hợp lý.
Chính vì vậy, hiểu được bản chất khái niệm: Ngân quỹ là gì? có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng để việc sử dụng ngân sách của Doanh nghiệp một cách có hiệu quả.
Nguyên tắc cần tuân thủ khi bắt đầu lập ngân quỹ?
Tương tự như nguyên tắc quản lý ngân sách của cơ quan nhà nước, việc lập ngân quỹ cho Doanh nghiệp cũng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Hiểu rõ được khái niệm ngân quỹ là gì và bản chất của việc lập ngân quỹ trong Doanh nghiệp.
- Xác định con số ban đầu của ngân quỹ, đảm bảo việc quản lý được thống nhất, minh bạch và sử dụng tiết kiệm.
- Đưa ra danh sách các khoản cần phải chi trả trong doanh nghiệp và thực hiện dự toán về các khoản thu chi phân bổ ngân sách này cần hợp lý và đảm bảo được việc thực hiện chi thường xuyên.
- Bố trí ngân sách cho từng phòng ban để có kinh phí hoạt động độc lập khi cần thiết.
- Bảo đảm ngân sách phải được cân đối thu – chi trong hoạt động của Doanh nghiệp bao gồm cả việc thực hiện chi trả các khoản nợ đến hạn hoặc theo quy định của pháp luật.
- Trích lập ngân sách dự phòng để thực hiện chi trả chi phí khác chưa được dự toán hoặc hỗ trợ cho các bộ phận để thực hiện được nhiệm vụ mà Doanh nghiệp đề ra.
Bên cạnh việc đưa ra nguyên tắc trong việc lập ngân quỹ hiệu quả Doanh nghiệp cũng cần dự liệu các tình huống điều chỉnh hoạt động kinh doanh. Điều này giúp Doanh nghiệp chủ động hơn khi thay đổi các ý tưởng trước đó đề ra để đạt được hiệu quả tối ưu.

Xác định và lập ngân sách
Doanh nghiệp xây dựng ngân quỹ như thế nào trong hoạt động kinh doanh
Xây dựng ngân quỹ trong không chỉ đơn thuần hiểu về Ngân quỹ là gì mà còn là việc xây dựng cả một quy trình xuyên suốt trong hoạt động của Doanh nghiệp.
Vì lý do đó nên Doanh nghiệp cần đặc biệt ưu tiên phát triển một số các ngân quỹ sau đây:
- Ngân quỹ vốn thực hiện: đây là nguồn vốn được đưa vào dự án, sau đó Doanh nghiệp sẽ thực hiện chia nhỏ các quỹ của Doanh nghiệp theo chi tiết của từng giai đoạn hay từng hoạt động. Ngân sách này cũng được ưu tiên đầu tư vào những tài sản có thể mở rộng kinh doanh, phát triển những dự án mới bền vững.
- Ngân quỹ hoạt động: là một trong những khoản chi cơ bản để duy trì hoạt động liên tục và thường xuyên của Doanh nghiệp như chi phí lương cho nhân sự, chi phí thuê văn phòng và các chi phí dịch vụ khác để đảm bảo mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Ngân quỹ tiền mặt: dự toán dòng tiền thu và chi đảm bảo được quỹ tiền mặt hiện có trong một khoảng thời gian nhất định trong doanh nghiệp.
- Ngân quỹ tài chính: có thể nói đây là một trong những quỹ quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của Doanh nghiệp, ngân quỹ này để thực hiện những kế hoạch lâu dài với năng suất tối ưu nhất trong quản lý dòng tiền hiệu quả.
- Ngân quỹ dự phòng: là thiết lập những khoản chi thực tế cần phải sử dụng trong doanh nghiệp trong những tình huống khẩn cấp. Các tình huống này có thể được lên ý tưởng sẵn hoặc những trường hợp bất ngờ mà doanh nghiệp buộc phải sử dụng để việc kinh doanh không bị gián đoạn.
Tùy theo hình thức hoạt động của doanh nghiệp mà cách xây dựng ngân quỹ cũng sẽ khác nhau. Đối với một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, việc tìm hiểu về ngân quỹ là gì và xác định các mục tiêu đầu tư sẽ giúp họ phát triển các ngân sách khác nhau trong quá trình đầu tư vào Việt Nam.
Ví dụ: Đối với Doanh nghiệp đầu tư về sản xuất họ sẽ ưu tiên để ngân quỹ để phát triển các sản phẩm mới để đưa ra định hướng hoạt động cho công ty. Để quảng bá được sản phẩm tốt, tạo ra thương hiệu giúp người dùng tin tưởng và tiếp cận với các khách hàng tiềm năng Doanh nghiệp sẽ lập thêm ngân quỹ về tiếp thị và quảng cáo.

Tầm quan trọng của Ngân quỹ
Lợi ích của việc lập ngân quỹ?
Hiểu được Ngân quỹ là gì, Doanh nghiệp có thể thấy được việc lập kế hoạch ngân quỹ vô cùng quan trọng:
- Ngân quỹ giúp Doanh nghiệp cáo tầm nhìn, định hướng trong hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp có thể biết được các tiến độ và khả năng thực hiện của dự án.
- Đánh giá được các dự án một cách thực tế khi đo lường trong dự toán ngân quỹ.
- Giúp minh bạch với các khoản chi khác của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch cho các khoản thu-chi trong tương lai.
Ví dụ: Đối với những dự án bất động sản ngân sách khi không được lên kế hoạch ngân quỹ rõ ràng sẽ rơi vào một số khả năng thiếu hụt ngân sách trong quá trình xây dựng, không thể chi trả hoặc nợ lương của người lao động, tình huống xấu nhất là dự án bất động sản này có thể ngừng hoạt động.
Kết luận
Việc hiểu về Ngân quỹ là gì sẽ giúp cả Doanh nghiệp trong nước, nhà đầu tư nước ngoài hiểu được rõ các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Định hướng phát triển lâu dài và bền vững luôn là mục tiêu của Doanh nghiệp khi mới bắt đầu và trong cả quá trình kinh doanh.
Cùng với kiến thức chuyên môn từ đội ngũ chuyên gia trong ngành tài chính KMC sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp của bạn trong hành trình thực hiện xây dựng ngân quỹ phù hợp. Tại KMC luôn ưu tiên cải thiện khả năng kiểm soát hoạt động ngân quỹ và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Vui lòng liên hệ với KMC để được tư vấn thêm.
- Website: https://kmc.vn/
- Hotline: +84 81 489 4789 hoặc +84 91 988 9331
- Email: info@kmc.vn