Nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn cho các doanh nghiệp, việc áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro là vô cùng cần thiết. Đây là những giải pháp nhằm giảm thiểu và loại bỏ khả năng tiếp xúc với các mối nguy, từ đó bảo vệ người lao động và môi trường làm việc. Các phương pháp kiểm soát thường được ưu tiên sắp xếp theo hệ thống phân cấp, giúp doanh nghiệp lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với tình hình thực tế. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng KMC khám phá các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả, góp phần xây dựng một môi trường làm việc bền vững.
Kiểm soát rủi ro là gì?
Kiểm soát rủi ro là quá trình doanh nghiệp sử dụng các phương pháp để đánh giá tổn thức tiềm ẩn và áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ các mối nguy hại. Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn, tuy nhiên có thể kiểm soát đáng kể về xác suất xảy ra rủi ro và mức độ tổn hại, giúp bảo vệ con người và tổ chức một cách hiệu quả.
Các loại rủi ro tiềm ẩn trong doanh nghiệp
Rủi ro có thể phòng tránh được (Preventable risks)
Rủi ro có thể phòng tránh được là những vấn đề phát sinh trong tổ chức hoặc doanh nghiệp mà chúng ta có thể chủ động ngăn chặn và loại bỏ hoàn toàn. Loại rủi ro này thường bao gồm các hành vi bất hợp pháp, phi đạo đức hoặc sai sót trong quá trình vận hành. Mặc dù đôi khi doanh nghiệp nên linh hoạt với những thiếu sót không gây thiệt hại nghiêm trọng, nhưng việc để những hành vi sai trái tồn tại có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển lâu dài.
Do đó, việc tìm ra các biện pháp kiểm soát rủi ro đồi hỏi sự chủ động và áp dụng phù hợp như xây dựng nội bộ rõ ràng và sát với văn hóa doanh nghiệp. Điều này giúp đảm bảo tính bền vững trong mọi hoạt động kinh doanh.
Rủi ro chiến lược (Strategy risks)
Rủi ro chiến lược là một yếu tố mà doanh nghiệp chấp nhận như một phần tất yếu trong hoạt động kinh doanh kiếm lợi nhuận và chiếm lĩnh thị trường. Không giống như rủi ro có thể phòng tránh được, rủi ro chiến lược thường được xem như một động lực để khai thác lợi thế cạnh tranh.
Tuy nhiên, để tối ưu hoá lợi ích và giảm thiểu các tác động tiêu cực, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản lý rủi ro chặt chẽ. Hoạt động này không chỉ giúp kiểm soát xác suất xảy ra rủi ro mà còn tạo nên nền tảng vững chắc cho những quyết định kinh doanh.
Rủi ro bên ngoài (External risks)
Rủi ro từ bên ngoài là những yếu tố bất lợi phát sinh từ các sự kiện khách quan, nằm ngoài khả năng kiểm soát trực tiếp của doanh nghiệp. Những rủi ro này có thể tác động sâu đến hoạt động kinh doanh như thiên tai, dịch bệnh, biến động chính trị hay sự thay đổi trong nền kinh tế vĩ mô. Đặc điểm chung của các rủi ro này là sự bất ngờ và khó lường trước được, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có kế hoạch ứng phó linh hoạt để giảm thiểu tác động tiêu cực.
Các biện pháp kiểm soát rủi ro có thể áp dụng cho doanh nghiệp
Phương pháp loại bỏ rủi ro
Việc loại bỏ hoàn toàn các mối nguy và thói quen làm việc là phương pháp hiệu quả nhất để kiểm soát rủi ro. Chẳng hạn như ngắt nguồn điện nước trước khi sửa chữa hay bảo trì các thiết bị, máy móc nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động. Đây là một biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao khi có thể bảo vệ sức khoẻ và tính mạng con người.
Phương pháp thay thế
Phương pháp thay thế là các tiếp cận nhằm giảm thiểu rủi ro và nguy hại trong công việc bằng cách thay đổi vật liệu hay quy trình hiện tại. Mặc dù có thể phát sinh các mối nguy mới nhưng giải pháp này vẫn được đánh giá là hiệu quả nhất trong các biện pháp kiểm soát rủi ro. Nói dễ hiểu, khi thợ điện buộc phải làm việc với thiết bị đang hoạt động, thay vì tiếp xúc trực tiếp, họ có thể ngắt điện tại các bộ phận liên quan để giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn và đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
Phương pháp cô lập rủi ro
Phương pháp cô lập mối nguy hại là một trong các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả trong quản lý an toàn lao động. Điều này giúp ngăn chặn sự tiếp xúc giữa người lao động và các yếu tố nguy hiểm. Bằng cách thực hiện cách ly các khu vực có nguy cơ cao, khóa chặt các thiết bị và máy móc có rủi ro tiềm ẩn, giám sát chặt chẽ các khu ngực không an toàn. Đây là một trong những biện pháp thiết yếu để đảm bảo môi trường làm việc và hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Các biện pháp kiểm soát rủi ro về kỹ thuật
Phương pháp kiểm soát kỹ thuật là một phần quan trọng trong quản lý an toàn lao động, nhằm giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người lao động khỏi những mối nguy hiểm. Thay vì chỉ dựa vào sự tự giác hay hành vi của người lao động, phương pháp này tập trung vào việc sử dụng các thiết bị và công cụ kỹ thuật để can thiệp trực tiếp vào quá trình làm việc.
Các biện pháp kiểm soát rủi ro kỹ thuật có thể bao gồm việc lắp đặt các vật che chắn, cách ly khu ngực nguy hiểm hay trang bị các thiết bị phòng chống như cảm biến an toàn và hệ thống tự động ngừng máy. Nhờ vào những ứng dụng này, các mối nguy hiểm được ngăn chặn hoặc giảm thiểu đáng kể, tạo một môi trường làm việc an toàn.
Phương pháp kiểm soát quản trị
Phương pháp kiểm soát quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho người lao động. Để đạt được điều này, các tổ chức cần áp dụng các tiêu chuẩn quy trình vận hành chặt chẽ và chú trọng đến việc xây dựng môi trường làm việc an toàn. Việc cung cấp các khóa đào tạo, hướng dẫn và huấn luyện định kỳ giúp nhân viên nâng cao nhận thực và kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm. Bên cạnh đó, thiết lập các khu vực cấm và sử dụng biển cảnh cáo tại những nơi có mối nguy hiểm cao là cách hiệu quả để kiểm soát rủi ro.
Thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE)
Phương tiện/ thiết bị bảo vệ cá nhân PPE là những công cụ thiết yếu nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động trong môi trường làm việc tiềm ẩn nguy hiểm. Các thiết bị này bao gồm găng tay, kính bảo hộ, bịt tai, giày bảo hộ hay mặt nạ phòng độc giúp giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố nguy hiểm. PPE thường được sử dụng như một biện pháp kiểm soát tạm thời, bổ sung các biện pháp khác nhằm đảm bảo an toàn tối ưu. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả, việc sử dụng PPE cần được thực hiện đúng theo yêu cầu, dựa trên hành vi của người lao động và được giám sát chặt chẽ tránh sơ suất và đảm bảo sự tuân thủ.
Kết luận
Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả không chỉ giúp bảo vệ sức khoẻ, sự an toàn cho người lao động mà còn góp phần duy trì hoạt động kinh doanh bền vững, Để đảm bảo an toàn tối đa, các doanh nghiệp cần phân cấp theo thứ tự ưu tiên. Để hỗ trợ quá trình này, quý doanh nghiệp có thể liên hệ với KMC qua website https://kmc.vn/ để được nhận tư vấn doanh nghiệp miễn phí và hỗ trợ chuyên nghiệp.